Sau khi kiểm tra trùng lặp trên hệ thống kiểm tra trùng lặp, đạo văn và bạn nhận được kết quả kiểm tra trùng lặp cao hơn so với quy định về tỉ lệ đạo văn của nhà trường. Vậy vấn đề của bạn làm sao để giảm tỉ lệ đó xuống để đáp ứng được yêu cầu của nhà trường, thầy cô. Trong bài này, hãy cùng KTTL tìm hiểu những cách đơn giản mà vô cùng hiệu quả để giảm tỉ lệ trùng lặp và đạo văn nhé.

Viết lại bố cục, cấu trúc câu văn

Với phương pháp này, bạn thực hiện thay đổi trật tự về vị trí của các từ, các vế trong câu văn. Việc này có tác dụng cho hầu hết các phần mềm kiểm tra trùng lặp. Mỗi phần mềm kiểm tra đạo văn sẽ có cách tính điểm khác nhau, tuy nhiên sẽ tính điểm trùng lặp cao cho cụm từ bị trùng liên tục nhau, chính vì vậy việc thay đổi vị trí các cụm từ, vế câu sẽ làm giảm bớt tỉ lệ trùng lặp của câu đó, có thể từ 100% xuống còn 70-80%.

Có một số phương pháp thay đổi lại cấu trúc câu văn để giảm tỉ lệ trùng lặp, cụ thể là:

  • Chuyển từ câu chủ động sang câu bị động và ngược lại: Ví dụ như ta có thể chuyển từ câu “Nhà trường yêu cầu toàn bộ sinh viên bảo vệ khóa luận phải kiểm tra đạo văn” sang câu “Toàn bộ sinh viên bảo vệ khóa luận được nhà trường yêu cầu phải kiểm tra đạo văn”.
  • Hoán đổi vị trí các thành phần trong câu: Ví dụ ta có thể chuyển từ câu “Ngày nay, việc sử dụng phần mềm kiểm tra chống đạo văn ở các trường đại học càng được chú trọng” sang câu “Việc sử dụng phần mềm kiểm tra chống đạo văn ở các trường đại học ngày nay càng được chú trọng”.
  • Đảo thứ tự các các vế trong câu: Ví dụ ta có thể chuyển câu “Việc sử dụng phần mềm kiểm tra đạo văn có tác dụng đảm bảo chất lượng đào tạo và giảng dạy, nâng cao ý thức tự giác chủ động của sinh viên học viên và tránh được những rủi ro không đáng có cho nhà trường do ý thức liêm chính của sinh viên” sang câu “Việc sử dụng phần mềm kiểm tra đạo văn có tác dụng nâng cao ý thức tự giác chủ động của sinh viên học viên, tránh được những rủi ro không đáng có cho nhà trường do ý thức liêm chính của sinh viên và đảm bảo chất lượng đào tạo giảng dạy”.

Phương pháp này mang lại ưu điểm là đảm bảo giữ được gần như trọn vẹn ý nghĩa của câu văn so với câu gốc; tuy nhiên tỉ lệ giảm trùng lặp, đạo văn do phương pháp này mang lại cho bài viết của bạn sẽ không cao.

Sử dụng từ đồng nghĩa/trái nghĩa

Theo KTTL đây là phương pháp dễ dàng áp dụng mà lại mang lại lợi ích cao nhất cho việc giảm tỉ lệ trùng lặp trong bài luận văn của bạn. Với phương pháp này bạn có thể sử dụng vốn từ sẵn có của bản thân để thay đổi từ ngữ sao cho phù hợp với nội dung của bài viết. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này bạn cần lưu ý ba đặc điểm sau:

  • Câu từ thay thế cần đảm bảo tính chân thực, mang ý nghĩa tương tự câu từ gốc.
  • Câu từ thay thế cần phù hợp với hoàn cảnh trong câu.
  • Câu từ thay thế cần hợp với lĩnh vực, chuyên ngành của bài luận.

Ví dụ:

+ KTTL là phần mềm kiểm tra trùng lặp và chính tả tiếng Việt được xây dựng trên nguyên tắc chính xác, hiệu quả và tôn trọng dữ liệu của khách hàng. Qua đó, giúp các đơn vị nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đảm bảo tính tự giác, nghiêm túc và sáng tạo trong học tập và nghiên cứu.

+ KTTL là phần mềm kiểm tra trùng lặp và chính tả tiếng Việt được xây dựng trên nguyên tắc chính xác, hiệu quả và tôn trọng dữ liệu của khách hàng. Qua đó, giúp các đơn vị củng cố và trau dồi chất lượng giáo dục đào tạo, đảm bảo tính tự giác, nghiêm túc và sáng tạo trong học tập và nghiên cứu.

Như lưu ý KTTL đã nêu, việc bạn sử dụng cụm từ đồng nghĩa “củng cố và trau dồi” – “nâng cao” đã bao hàm được ý nghĩa gốc của câu văn, bên cạnh đó việc sử dụng cụm từ mang ý nghĩa chuyên môn phù hợp với bối cảnh của đoạn trích đã góp phần hoàn thiện được câu văn KTTL muốn thay thế.

Trích dẫn nguồn đúng cách trong luận văn

Trích dẫn tài liệu tham khảo là yêu cầu bắt buộc khi làm đồ án, luận văn tốt nghiệp, thạc sĩ hay bài luận nghiên cứu khoa học. Dưới đây là 3 cách trích dẫn tài liệu tham khảo mà KTTL có thể gợi ý cho bạn:

  • Trích dẫn trực tiếp là việc trích dẫn nguyên văn câu đó vào trong bài luận của bạn, không thêm bớt một cụm từ nào, câu văn cần được giữ nguyên trong dấu ngoặc kép hoặc dấu ngoặc vuông (đối với tài liệu trích dẫn là số liệu) để đảm bảo tính đúng đắn và xác thực của thông tin trích dẫn.
  • Trích dẫn thứ cấp là việc trích dẫn thông tin trong bài viết này thông qua một thông tin khác. Ví dụ: “Theo thống kê của trang vietnix, top 10 phần mềm kiểm tra đạo văn bao gồm Kiemtratailieu, Turnitin, Small SEO tool,…“. Khi sử dụng phương pháp này, bạn cần đặc biệt lưu ý về ý nghĩa câu văn trong bài luận của mình, câu văn cần được dẫn dắt có chủ đích mà không làm thay đổi về mặt nội dung trong tài liệu mà bạn trích dẫn.
  • Trích dẫn gián tiếp là việc sử dụng lại nội dung, ý nghĩa của đoạn trích thông qua câu văn của bản thân người thuật lại. Phương pháp này được đánh giá là ưu việt nhất so với hai phương pháp trích dẫn kể trên vì nó mang lại cho người dùng tính chuyên nghiệp cao mà không làm hạn chế khả năng dùng từ của bạn trong bài viết.

Nhìn chung để giảm được tỉ lệ trùng lặp, đạo văn trong bài viết của mình, trước hết các bạn có thể sử dụng phương pháp thay đổi cấu trúc câu, sử dụng từ đồng nghĩa/trái nghĩa để thay thế hoặc trích dẫn tài liệu sao cho đúng. Ngoài ra, việc sử dụng công cụ kiểm tra trùng lặp như KTTL cũng sẽ là một phương án cần thiết để hỗ trợ phát hiện và đánh giá tỉ lệ trùng lặp của văn bản từ đó có thể giúp các bạn tránh những lỗi trùng lặp, đạo văn và nâng cao chất lượng bài luận án tốt nghiệp của mình.

Bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ của KTTL tại đây bạn nhé!

E-mail hỗ trợ:  hotro@kiemtratailieu.vn

Related Posts