Gần đây, một số thầy cô và các bạn sinh viên đang sử dụng có hỏi về những thông tin trong báo cáo kiểm tra đạo văn của Kiểm Tra Tài Liệu. Đây là báo cáo mà một số thầy cô hoặc nhà trường yêu cầu sinh viên nộp kèm bài tập (luận văn) hoặc là gửi cho sinh viên/học viên bằng chứng chứng minh việc sao chép đạo văn. Nhận thấy được nhu cầu đó, nhóm phát triển KTTL đã thiết kế báo cáo theo hướng đầy đủ, minh bạch và chống được việc chỉnh sửa. Trong đó mã QR là tính năng cực kỳ có ý nghĩa trong báo cáo này. Chúng ta hãy tìm hiểu nhé:

Mã QR là gì?

Chắc hẳn nhiều người đã quen thuộc hơn với mã QR trong thời gian gần đây, với ứng dụng của nó trong việc khai báo y tế. Mã QR có tên tiếng anh là QR Code, là viết tắt của Quick response code, dịch đơn giản là Mã phản hồi nhanh. Nó có thể coi là phiên bản nâng cấp của mã vạch 1 chiều, thứ mà các bạn sẽ thấy ở hầu hết các sản phẩm, nơi mà quầy thu ngân hay dùng máy để quét “tít” khi bạn thanh toán. Về cơ bản, các mã vạch hay mã QR đều chứa các thông tin đã được chuyển (mã hóa) sang dạng hình ảnh để các thiết bị quét có thể đọc được. Các thông tin này có thể là ID người dùng, ID sản phẩm, thông tin cá nhân, mã thanh toán, đường dẫn URL… (giới hạn bởi 7.089 ký tự số và 4.296 ký tự chữ số với mã QR kích thước tiêu chuẩn).

Vậy mã QR trong báo cáo của Kiểm Tra Tài Liệu chứa gì?

Câu trả lời là đường dẫn để có thể xem báo cáo trực tiếp trên web, với đầy đủ thông tin chi tiết như trong báo cáo.

Hãy dùng điện thoại để quét mã QR phía trên, ta sẽ thấy mã này tương ứng với địa chỉ web như sau: https://app.kiemtratailieu.vn/r/document/ho_c-2-docx17e95f69d12vI0m/report?k=Y2rSwJWCQpbqIyuFFLPbxz4vWcSVfvA

Hình ảnh sau khi truy cập đường dẫn như sau, về cơ bản là nó giống báo cáo PDF:

Mã QR này có ý nghĩa gì?

Mục đích là nhằm để tránh việc dùng phần mềm chỉnh sửa để làm giả báo cáo. Báo cáo về cơ bản cũng là một file PDF, và nếu bạn sử dụng các phần mềm chỉnh sửa như Adobe Acrobat, Foxit Reader,… thì có thể chỉnh sửa lại được. Do đó, báo cáo mà bạn nhận được có thể không còn là báo cáo ban đầu nữa. Vậy cách xử lý như thế nào? Một số cách thường được sử dụng như sau (về đoạn này sẽ có chút từ ngữ kỹ thuật):

  • Sử dụng checksum: Về cơ bản là hash file dùng 1 thuật toán nhất định (thường là SHA), kiểm tra mã hash của file trên hệ thống, máy chủ (đã được sinh từ trước) với file nhận về. Cách này được dùng để kiểm tra file có bị chỉnh sửa hay mất mát trong quá trình download hay không.
  • Ký số: Sử dụng chữ ký số để ký vào file, người nhận khi đó sẽ kiểm tra chữ ký trong file có giống với chữ ký của người (hệ thống hay không). Cách này thường dùng để ký các văn bản điện tử quan trọng như hóa đơn điện tử, hợp đồng số,…
  • Đính kèm liên kết với nguồn gốc: Bổ sung vào trong nội dung file cách thức để truy cập vào dữ liệu gốc. Vì dữ liệu này lấy trực tiếp từ máy chủ, cơ sở dữ liệu đã sinh ra báo cáo, nên về cơ bản dữ liệu này là chính xác tuyệt đối. Cách thức này được sử dụng cho bản in pdf của hóa đơn điện tử, văn bản điện tử,…

Trong các cách trên, thì cách 1 và 2 chỉ áp dụng với các file điện tử (bản mềm), không thể áp dụng cho tài liệu bản cứng được in ra; đồng thời 2 cách đó cũng có nhiều bước mà nếu không phải người quen với công nghệ thì sẽ khá là khó khăn để thực hiện. Do đó cách thứ 3 là đơn giản, dễ dàng cho người sử dụng nhất mà vẫn đảm bảo yêu cầu về việc minh bạch, toàn vẹn của báo cáo. Dù là bản mềm PDF hay bản cứng, ta chỉ cần một bước quét mã để kiểm tra là xong.

Kết

Mã QR trong báo cáo tóm tắt chứa đường dẫn đến địa chỉ web để xem báo cáo trực tiếp trên web, với dữ liệu chính xác với báo cáo được sinh ra.

Việc này nhằm để tránh việc người dùng chỉnh sửa file PDF thay đổi nội dung báo cáo mà người nhận không biết.

Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho các thầy cô và các bạn sinh viên! Cảm ơn thầy cô và các bạn đã đọc bài.

Related Posts